Sự kiện mới nhất

Đào tạo – Tuyển sinh

Quy mô tuyển sinh hàng năm của Viện trên 250 sinh viên hệ đại học. Hiện nay, Viện đang triển khai chương trình đào tạo đại học ngành rộng: “Kỹ thuật vật liệu”. Từ năm 2006, Viện KH&CN Vật liệu là một trong 10 đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tổ chức thí điểm đào tạo Chương trình tiến tiến Khoa học và kỹ thuật vật liệu (Materials Science & Engineering) của Đại học Illinois (UIUC), Hoa kỳ, bằng tiếng Anh theo học chế tín chỉ.

Khoa học vật liệu (tiếng Anh là Materials Science) là một khoa học liên ngành nghiên cứu về mối quan hệ giữa thành phần, cấu trúc, các công nghệ chế tạo, xử lý và tính chất của các vật liệu. Các khoa học tham gia vào việc nghiên cứu chủ yếu là vật lý, hóa học, toán học. Thông thường đối tượng nghiên cứu là vật liệu ở thể rắn, sau đó mới đến thể lỏng, thể khí. Các tính chất được nghiên cứu là cấu trúc, tính chất điện, từ, nhiệt, quang, cơ, hoặc tổ hợp của các tính chất đó với mục đích là tạo ra các vật liệu để thỏa mãn các nhu cầu trong kỹ thuật.

Hợp tác đối ngoại

Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu luôn coi trọng các hoạt động hợp tác quốc tế và hợp tác doanh nghiệp để nâng cao chất lượng các hoạt giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

CÁC TRƯỜNG ĐỐI TÁC

Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu uy tín trên Thế giới. Thông qua hợp tác, sinh viên của Viện có cơ hội học tập, nghiên cứu tại các trường đối tác thông qua các học bổng trao đổi sinh viên, cũng như các dự án hợp tác nghiên cứu. Viện hợp tác với các đại học lớn ở Châu Âu, Nhật Bản… để cung cấp cho sinh viên các chương trình đào tạo song bằng (double degree), một hình thức “du học” kinh tế và hiệu quả… (xem tiếp)

Tại Việt Nam, Khoa học vật liệu cũng là một chuyên ngành được giảng dạy ở nhiều cơ sở. Khi sinh viên tham gia vào ngành học này, sẽ được đào tạo những kiến thức về toán tin, lý hóa, khoa học và công nghệ trong lĩnh vực vật liệu từ cơ bản đến nâng cao. Đặc biệt, sinh viên sẽ được tiếp cận với lý thuyết về vật liệu điện tử nano. Đồng thời, tham gia vào ngành học, sinh viên cũng sẽ được trang bị các cơ sở kiến thức quan trọng về hàng loạt những vật liệu mới khác như: vật liệu tổ hợp, nano, hợp kim đặc chủng, laser, cáp quang (vật liệu quang điện tử),… Hầu hết, sinh viên đều được tiếp cận với những vật liệu mang tính quan trọng, là cơ sở nền tảng trong bước ngoặt về công nghệ và kỹ thuật hiện đại.

Cựu sinh viên

NÓI VỀ MSE

95% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương trung bình 8-10 triệu đồng/tháng.

Ví trí việc làm tiêu biểu:

  • Kỹ sư thiết kế, nghiên cứu, vận hành trong các công ty, tập đoàn công nghiệp trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật vật liệu, vật liệu điện – điện tử, vật liệu y sinh, vật liệu thương phẩm…
  • Giảng viên, nhà khoa học tại các trường đại học, viện nghiên cứu có liên quan đến vật liệu

Sinh viên ngành Luyện kim & Kỹ thuật vật liệu vốn có truyền thống rèn luyện tu dưỡng tốt và luôn nỗ lực trong học tập, NCKH. Các thế hệ sinh viên của khoa đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng, phát triển ngành luyện kim nước nhà. Từ trước tới nay, các thầy cô giáo luôn tự hào về sự trưởng thành và công hiến của các kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ do Khoa đào tạo. Trong số đó, có những người đã trở thành cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội; có những người trở thành nhà sư phạm, nhà khoa học đầu ngành; không ít người là những nhà quản lý giỏi, những nhà doanh nghiệp tài năng…
Sinh viên Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu ngày nay tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ anh chị đi trước, vừa phấn đấu học tập đạt kết quả cao, vừa hăng say tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá–thể thao.

Nhiều vấn đề khoa học cấp bách nhất mà con người hiện đang gặp phải là do giới hạn của các vật liệu có sẵn và cách chúng được sử dụng. Do đó, những đột phá trong Khoa học vật liệu có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến tương lai của công nghệ. Có thể nói Khoa học vật liệu đã thúc đẩy sự đổi mới trong cả nghiên cứu và công nghiệp trong các lĩnh vực, từ hàng không đến vũ trụ, và cả y học. Nó là nền tảng cho tất cả các ngành khoa học kỹ thuật khác.

Vật liệu ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong đổi mới công nghệ, việc đẩy mạnh nghiên cứu ngành Khoa học vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển công nghệ

Chương trình đào tạo ngành Khoa học vật liệu trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vật lý, toán học, tin học, hoá học, khoa học và công nghệ vật liệu, đặc biệt là vật liệu điện tử nano (vật liệu từ, vật liệu bán dẫn). Theo học ngành này, sinh viên cũng được trang bị các kiến thức về khoa học công nghệ các vật liệu tiên tiến khác như hợp kim đặc chủng, vật liệu tổ hợp, vật liệu nanô, các vật liệu quang điện tử sử dụng trong nhiều lĩnh vực như sợi cáp quang, laser… những vật liệu nền tảng của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật của thế kỷ 21.

VỀ CHÚNG TÔI

Rank MSE

Tỷ lệ sinh viên mới ra trường có việc làm( khảo sát trong 6 tháng)

96%

Sinh viên

1000+

Chương trình đào tạo

6+

thuộc các hệ đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ khoa học, tiến sỹ

Đối tác

200+

các trường đại học, viện nghiên cứu, tập đoàn, công ty trong nước và quốc tế

VIDEO