Liên hệ

I. GIỚI THIỆU BỘ MÔN

  • Tên tiếng Việt: Bộ môn Kỹ thuật Gang Thép
  • Tên tiếng Anh: Department of Iron and Steelmaking
  • Trưởng Bộ môn: PGS. Bùi Anh Hòa
  • Phó Trưởng Bộ môn:  TS.Nguyễn Cao Sơn
  • Địa chỉ: Phòng 312, nhà C5, trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Điện thoại: (+84) 243 869 2431
  • Email: mse-is@hust.edu.vn

Bộ môn Kỹ thuật gang thép (trước đây là Luyện kim đen) thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật vật liệu. Đây là địa chỉ duy nhất đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp trọng điểm với kỹ năng thực hành tốt và kiến thức chuyên môn tốt cho đất nước.

Đến nay Bộ môn Kỹ thuật gang thép đã đào tạo hơn 1500 kỹ sư, 400 cử nhân cao đẳng, 30 thạc sỹ và 5 tiến sỹ; và hiện có 2 nghiên cứu sinh đang thực hiện luận án tiến sỹ tại Bộ môn. Với đội ngũ giảng viên lâu năm nhiều kinh nghiệm, các môn học được thiết kế và giảng dạy liên quan đến lý thuyết các quá trình luyện kim, nguyên nhiên liệu, các công nghệ luyện gang, luyện thép, đúc phôi thép, luyện ferro, luyện thép hợp kim và thép đặc biệt, luyện thép chịu mài mòn, thép bền ăn mòn, thép siêu sạch, siêu bền, các công nghệ luyện thép tiên tiến và bảo vệ môi trường sinh thái. Về nghiên cứu khoa học, Bộ môn đã thực hiện hàng chục đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ hoặc tương đương và các cấp khác. Kết quả các đề tài đã được ứng dụng vào sản xuất, cũng như tạo tiền đề cho các dự án phát triển của các doanh nghiệp thép trong nước. Bộ môn Kỹ thuật gang thép có mối quan hệ gắn bó với nhiều cơ quan, đơn vị nghiên cứu và sản xuất trong và ngoài nước; qua đó nhận được sự hỗ trợ, hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Cán bộ trong Bộ môn đã công bố nhiều bài báo khoa học ISI/COPUS, các bài báo trong nước và quốc tế; đã tham gia nhiều hội đồng khoa học thẩm định, đánh giá các đề tài, các dự án trong và ngoài nước.

Phát huy truyền thống tốt đẹp trong hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, cán bộ và sinh viên Kỹ thuật gang thép tiếp tục phát huy nội lực, tập trung đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về luyện kim để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới hội nhập quốc tế.

II. CÁC HC PHN VÀ HƯNG NGHIÊN CU CHÍNH CA B MÔN

Bộ môn Kỹ thuật gang thép giảng dạy các học phần cơ sở của chương trình đào tạo Kỹ thuật vật liệu và các học phần chuyên ngành Kỹ thuật gang thép, định hướng người học làm việc trong các công ty sản xuất gang thép và vật liệu kim loại, cơ khí chế tạo, các đơn vị nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước. Các môn học chuyên sâu bao gồm: Công nghệ luyện gang lò cao; Công nghệ luyện thép; Tinh luyện và đúc phôi thép; Luyện kim phi cốc; Cơ sở thiết kế nhà máy gang thép; Hỏa luyện; Đồ án công nghệ và thiết bị sản xuất gang thép; Công nghệ luyện ferro; Thiêu kết và vê viên; Luyện thép lò điện; Luyện thép lò thổi ôxy;….

Các hướng nghiên cứu chính của bộ môn:

  • Công nghệ xử lý và đánh giá tính chất một số loại quặng sắt;
  • Quá trình và thiết bị sản xuất gang thép và hợp kim nền sắt;
  • Công nghệ tinh luyện ngoài lò trong sản xuất hợp kim đặc biệt;
  • Các giải pháp sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong luyện kim;
  • Tái chế các chất thải rắn trong quá trình sản xuất gang thép.

III. MT S KT QU NGHIÊN CU, SN PHM TIÊU BIU CA B MÔN

  • Thành tích cao nhất đạt được: Bằng khen Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Số lượng đề tài đã thực hiện trong 10 năm gần đây: 8 đề tài cấp bộ hoặc tương đương, 10 đề tài cấp Trường.
  • Số lượng NCS, học viên cao học tốt nghiệp trong 10 năm gần đây: 4 tiến sỹ, 20 thạc sỹ.

Tài liệu xuất bản, công bố (15 năm gần đây):

  • Ngô Trí Phúc, Nguyễn Sơn Lâm: Công nghệ và thiết bị đúc phôi thép (tái bản); NXB Bách Khoa, 2014;
  • Ngô Trí Phúc, Bùi Anh Hòa: Luyện thép lò thổi ôxy; NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2013;
  • Bùi Anh Hòa, Nguyễn Sơn Lâm: Luyện thép hợp kim và thép đặc biệt; NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2010;
  • Trần Văn Dy: Thép hợp kim, hợp kim: Quy trình công nghệ sản xuất; NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2008;
  • Ngô Trí Phúc, Trần Văn Địch: Sổ tay thép thế giới (tái bản); NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006;
  • Ngô Trí Phúc, Nguyễn Sơn Lâm: Công nghệ sản xuất ferô (hợp kim sắt); NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006;
  • Trần Văn Dy: Kỹ thuật lò điện luyện thép; NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006
SInh viên Học bổng Biểu mẫu
Student Scholarship Form