CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ THUẬT VẬT LIỆU (Mã tuyển sinh MS1)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ THUẬT VẬT LIỆU (Mã tuyển sinh MS1)

Kỹ thuật vật liệu được đào tạo theo hướng ngành rộng. Cử nhân, Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu được trang bị đủ những kiến thức cơ bản và cơ sở khoa học của ngành Kỹ thuật Vật liệu để có thể hiểu biết nền tảng chung các nhóm vật liệu chính như Kim loại, Ceramic, Polyme, Compozit và các vật liệu tiên tiến như vật liệu bán dẫn, vật liệu siêu dẫn, vật liệu y sinh, vật liệu nano… từ đó có thể nắm bắt được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu. Đây là nền tảng khoa học mà người Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu cần có.

Chương trình Kỹ thuật vật liệu được xây dựng với các môn học có tính tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực và cập nhật mở rộng đối với nhiều loại công nghệ vật liệu mới, hướng tới vận dụng và phát triển các công nghệ chế tạo vật liệu phù hợp với cấu trúc và tính chất. Khoa học vật liệu tập trung nghiên cứu chế tạo và các đặc tính vật liệu mới có tính năng đặc biệt như siêu nhẹ, siêu dẻo, nhớ hình, chịu nhiệt cao, vật liệu  kim loại, điện – điện tử, y sinh, compozit…

CÁC ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO CHÍNH 

  1. Kỹ thuật gang thép
  2. Vật liệu kim loại mầu và compozit
  3. Vật liệu và công nghệ đúc
  4. Cơ học vật liệu và công nghệ tạo hình
  5. Vật liệu học, Xử lý nhiệt và bề mặt
  6. Vật liệu tiên tiến và cấu trúc nano

Kỹ thuật vật liệu tập trung giải quyết các bài toán công nghệ phục vụ công nghiệp trong lĩnh vực luyện kim và công nghệ vật liệu. Chương trình đào tạo rất quan tâm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động thông qua các môn học chuyên ngành tự chọn. Vào một thời điểm nào đó, một ngành nghề nào đó đang có nhu cầu lớn về nhân lực, Khoa sẽ ưu tiên chọn các môn học thích hợp cho ngành này để SV ra trường có đủ kiến thức chuyên sâu đáp ứng ngay nhu cầu sản xuất.

HÌNH THỨC XÉT TUYỂN

Chương trình đào tạo Kỹ thuật vật liệu (MS1) đang xét tuyển theo 3 hình thức:

  1. Xét tuyển tài năng
  2. Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
  3. Xét tuyển kết hợp

 THỜI GIAN ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC

  • Đào tạo Cử nhân: 4 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân – Kỹ sư: 5 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ: 5,5 năm
  • Đào tạo tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ – Tiến sĩ: 8,5 năm

KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

Kiến thức

  • Sinh viên ngành Khoa học và Kỹ thuật vật liệu nắm chắc kiến thức cơ sở kỹ thuật và chuyên môn sâu, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, đủ năng lực thiết kế, chế tạo trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật vật liệu.

Kỹ năng

  • Có kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng cá nhân, có khả năng học tập ở trình độ cao hơn, khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ;
  • Có năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành các hệ thống trong doanh nghiệp và xã hội.

Ngoại ngữ

  • Sinh viên theo học sẽ được trang bị về cơ sở tiếng anh chuyên nghành, tiếng anh giao tiếp phục vụ hiệu quả cho công việc với chuẩn đầu ra 500 TOEIC trở lên.

CHÍNH SÁCH HỌC BỔNG

Sinh viên theo học tại nghành Khoa học và kỹ thuật vật liệu sẽ có cơ hội nhận được nhiều học bổng như:

Học bổng cho sinh viên xuất sắc và hỗ trợ học tập hàng năm;

Học bổng của các doanh nghiệp: Tổng công ty Thép Việt Nam, Hòa Phát, POSCO…

Học bổng trao đổi sinh viên và cơ hội thực tập ở các trường đại học nước ngoài.

CƠ HỘI VIỆC LÀM

95% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp với mức lương trung bình 8-10 triệu đồng/tháng.

Ví trí việc làm tiêu biểu:

Kỹ sư thiết kế, nghiên cứu, vận hành trong các công ty, tập đoàn công nghiệp trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật vật liệu, vật liệu điện – điện tử, vật liệu y sinh, vật liệu thương phẩm…

Giảng viên, nhà khoa học tại các trường đại học, viện nghiên cứu có liên quan đến vật liệu

LIÊN HỆ – TƯ VẤN

Đại học Bách Khoa Hà Nội- Chương trình đào tạo  KỸ THUẬT VẬT LIỆU

Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu

SInh viên Học bổng Biểu mẫu
Student Scholarship Form